Việt Nam – Thụy Điển thúc đẩy hợp tác trong giáo dục và đào tạo

Lượt xem:

Đọc bài viết

Chiều 6-10, tại Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng và BJ88 đã tiếp và làm việc với bà Ann Linde – Bộ trưởng Thương mại và các vấn đề Châu Âu, cùng phái đoàn công tác Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam.

XEM THÊM: LIÊN HỆ BJ88

Trao đổi tại buổi tiếp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng đánh giá cao những thành công mà nền giáo dục của các nước Châu Âu, trong đó có Thụy Điển đã đạt được. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tới những lĩnh vực mà giáo dục đại học Thụy Điển có thế mạnh có thể hợp tác như CNTT, quản lí nhà nước, chính sách công, Y – Dược…

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng cũng đã điểm qua những nét cơ bản của giáo dục Việt Nam. Theo Thứ trưởng, hiện Việt Nam đang có khoảng trên 400 trường đại học, cao đẳng; một trong những vấn đề đặt ra cho giáo dục Việt Nam hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục đại học, để làm việc này Việt Nam cũng đã có nhiều biện pháp triển khai, trong đó có giải pháp hội nhập và hợp tác quốc tế.

Cụ thể, trong thời gian qua Việt Nam cũng đã cử nhiều học sinh, nghiên cứu sinh học tập ở nước ngoài. Hiện Việt Nam có khoảng 130.000 lưu học sinh đang học tập tại nước ngoài, nhưng số lưu học sinh học tập tại Thụy Điển chỉ khoảng hơn 100, như vậy còn rất khiêm tốn về tiềm năng hợp tác giáo dục giữa hai nước.

Thứ trưởng bày tỏ hy vọng sau khi Ý định thư về hợp tác giáo dục giữa hai nước được ký kết, hợp tác về giáo dục giữa hai nước sẽ có những chuyển biến tốt hơn, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đại học.

Trao đổi thêm với bà Ann Linde cùng phái đoàn, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng cho biết việc giảng dạy và đào tạo tiếng Anh cũng là một trong 9 nhiệm vụ trọng tâm mà giáo dục Việt Nam cần làm trong thời gian tới, để thực hiện nhiệm vụ này bên cạnh sự nỗ lực của phía Việt Nam thì việc có sự hỗ trợ từ giảng viên các nước trong việc giảng dạy tiếng Anh.

“Việt Nam mong muốn phía Thụy Điển có thể giúp Việt Nam trong quá trình gửi giảng viên, tình nguyện viên sang giảng dạy ngoại ngữ; đào tạo giáo viên; phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình gắn kết giữa trường Nhà nước – Nhà trường – Doanh nghiệp, làm sao đảm bảo đào tạo gắn với nhu cầu xã hội” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng cùng chụp ảnh lưu niệm với bà Ann Lindecùng phái đoàn Vương quốc Thụy Điển.

Chia sẻ tại buổi tiếp, bà Ann Linde cho biết, những nội dung hợp tác cụ thể sẽ được hai bên ký kết trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tới Thụy Điển. Bà Ann Linde cũng nhấn mạnh, Thụy Điển sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trong việc trao đổi tài liệu giảng dạy, không chỉ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo mà còn ở các lĩnh vực như: chế biến lương thực, chế biến gỗ, luyện kim, cơ khí và các ngành khác.

Cũng tại buổi tiếp, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng đã mời các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức giáo dục Thụy Điển tham dự Diễn đàn và Triển lãm giáo dục đại học các nước Tây Bắc Âu vào ngày 3-4/11/2016 tại Hà Nội. Giấy mời chính thức đã được gửi thông qua Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam và các trường đại học, cao đẳng của Thụy Điển. Thời hạn đăng ký đến hết ngày 10/10/2016. Đến thời điểm hiện tại, phía Thụy Điển hiện có 2 trường xác nhận tham gia các sự kiện là ĐH Uppsala, ĐH Lund.

Trung tâm Truyền thông Giáo dục